Lịch sử Viện Nghiên cứu Chính trị Paris

Từ năm 1872 đến năm 1945

Emile Boutmy - Cha đẻ của Sciences Po

Sciences Po được biết đầu tiên với tên gọi "Trường độc lập về Khoa học Chính trị - École libre des sciences politiques (ELSP)", một cơ sở giáo dục tư nhân được thành lập vào năm 1872 bởi Émile Boutmy để đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị ở Pháp sau chiến tranh Pháp Phổ. Vào những năm 1870, mục tiêu của trường là đào tạo ra giới tinh hoa chính trị cho một nước Pháp mới. Emile Boutmy mong muốn sinh viên của mình quan tâm đến các vấn đề đương đại và ông không hài lòng về một nền văn hóa cổ điển bị ngắt kết nối với thế giới hiện tại - "Điều ít nhất người ta có thể mong đợi ở một người đàn ông có văn hóa là anh ta hiểu biết thời đại của anh ấy"[6] Việc thành lập Sciences Po bị phản ứng bởi khoa luật Đại học Paris - lúc đó là nơi đào tạo giới tinh hoa chính trị Pháp. Tư cách trường độc lập của ELSP cho phép trường nhận được sự tài trợ từ các quỹ tài trợ tư nhân quan trọng trong nước và quốc tế.

Sau giai đoạn hình thành, ELSP tập trung cho sinh viên chuẩn bị thi vào các "Nhánh công chức của Nhà nước - Grand corps de l'État" từ đó trường mở các ngành đào tạo khác nhau.

Năm 1879, trường nhận được tài trợ từ Nữ công tước xứ Galliera để mua lại Hôtel de Mortemart - số 27, rue Saint-Guillaume Paris và từ đó đến nay nơi đây trở thành trụ sở chính của trường.

Năm 1919, những nữ sinh đầu tiên được nhận vào Sciences Po. Không giống như nam sinh, họ bắt buộc phải có bằng tú tài. Năm 1920, trường có 6 sinh viên nữ (hai người là người Serbia, một người Đan Mạch, một người Palestine, một người Pháp và một người Canada). Cùng năm, Miriam Jaffé người Ba Lan trở thành nữ sinh viên đầu tiên tốt nghiệp Sciences Po[7]. Cho đến trước chiến tranh thế giới thứ 2, số lượng sinh viên nữ tại đây vẫn bị duy trì ở mức dưới 10%.

Năm 1941, một cuộc cải cách sư phạm lớn đã đưa ra hình thức học ba năm tại Sciences Po, bao gồm một năm gọi là dự bị- Année préparatoire và hai năm còn lại gồm bốn học phần (Chính sách công, Ecofi, phần chung và phần quốc tế), và sau đó để có được tấm bằng Sciences Po danh giá, học viên phải trải qua các bài kiểm tra bao gồm cả bài thi “grand O” (bài thi miệng).

Từ năm 1945 đến nay

Năm 1945, Sciences Po được quốc hữu hóa một phần và tách thành Quỹ Quốc gia về Khoa học Chính trị (FNSP) và Viện Nghiên cứu Chính trị (IEP)[8]. Quyền tự chủ của Sciences Po tuy nhiên vẫn được bảo tồn. Quyền tự chủ này, liên tục được xác nhận bởi nhà nước Pháp, từ đó Sciences Po trở thành viện nghiên cứu về thể chế chính trị, giáo dục và khoa học sáng tạo. Mô hình này đã được củng cố bởi việc cải cách quy chế của trường vào tháng 1 năm 2016.

Là một trong những trường nhận được nhiều sự quan tâm của sinh viên nướcc ngoài tại Pháp, trường đổi mới chương trình học 5 năm vào năm 1999 để đáp ứng với tiêu chuẩn quốc tế, dựa trên mô hình Cử nhân-Thạc sĩ-Tiến sĩ. Các học viên ghi danh vào trường phải có một năm trao đổi tại nước ngoài.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Viện Nghiên cứu Chính trị Paris http://sciences-po.eu/ http://www.histoire-politique.fr/ http://www.sciencespo.fr/en //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... https://www.nytimes.com/2011/09/05/world/europe/05... https://www.topuniversities.com/university-ranking... https://journalism.nyu.edu/publishing/archives/por... https://www.emilemagazine.fr/article/2019/11/28/mi... https://www.monde-diplomatique.fr/1999/03/GARRIGOU... https://www.sciencespo.fr/actualites/actualit%C3%A...